Trang chủ Chuyên ngành xây dựng 71 câu hỏi đồ án tổ chức thi công

71 câu hỏi đồ án tổ chức thi công

1941
0

Câu 1: Nêu tác dụng của dầm dọc (Dầm giằng)?
Giữ ổn định cho khung ngang chịu lực.
Để xác định các lực xô ngang.
Chịu tải trọng thẳng đứng truyền theo phương dọc.
Câu 2: Tại sao trong khung bê tông cốt thép, cột khung lại bố trí cốt thép đối xứng, còn dầm khung lại bố trí cốt thép không đối xứng?
Cốt thép trong cột bố trí đối xứng vì cột là cấu kiện chịu nén cốt thép chịu mô men sinh ra do tác dụng của lực xô ngang như gió trái, gió phải.
Cốt thép trong dầm bố trí không đối xứng vì dầm là cấu kiện chịu uốn, cốt thép chịu mô men sinh ra do tải trọng tác dụng thẳng đứng.
Câu 3: Nêu sơ đồ tính toán? So sánh sơ đồ tính khớp dẻo và sơ đồ đàn hồi?
Sơ đồ khớp dẻo cho phép nứt còn sơ đồ đàn hồi không cho phép nứt.
Sơ đồ khớp dẻo không được tính cho sàn mái, sàn khu vệ sinh, sàn ban công. Sơ đồ đàn hồi cho phép tính tất cả các loại cấu kiện.
Câu 4: Tại sao không tính cốt đai trong sàn?
Thông thường lực cắt trong bản sàn nhỏ, bê tông đủ khả năng chịu cắt, nhưng trong bảng tổ hợp nếu có tải trọng lớn vẫn phải kiểm tra theo cường độ chịu cắt.
Câu 5: Nêu cách tính toán cầu thang (Tính toán bản thang, dầm chiếu tới, dầm chiếu nghỉ )?
+ Bản thang:
– Loại có cốn thang: tính như bản sàn truyền lực theo một phương (bản loại dầm), hai phương (bản kê 4 cạnh). Cốn thang tính như dầm đơn giản kê lên hai đầu là dầm chiếu tới và dầm chiếu nghỉ.
– Loại không có cốn: bản thang cắt dọc 1 (m) theo chiều dài bản thang sau đó tính như dầm đơn giản kê lên dầm chiếu nghỉ và dầm chiếu tới.
+ Tính dầm chiếu nghỉ và dầm chiếu tới: tính như dầm đơn giản chị lực tập trung khi có cốn thang và lực phân bố khi không có cốn thang.
Câu 6: Cách chất tải khung phẳng và khung không gian?
Khung phẳng chất tải cách tầng, cách nhịp.
Khung không gian chất tải cách ô.
Câu 7: Trong khung nút nào quan trọng nhất? Vì sao?
Trong khung nút trên, trong cùng, ngoài cùng là nút quan trọng nhất. Vì tại đó mômen lớn nhất nhưng lực dọc lại bé nhất.
Câu 8: Trong khung phần tử nào tĩnh định, phần tử nào siêu tĩnh?
Trong khung conson là tĩnh định, còn các phần tử còn lại là siêu tĩnh.
Câu 9: Hãy nêu cách neo cốt thép của cột tròn tại nút?
Cốt thép của cột tròn neo từ dưới lên trên.
Câu 10: Cột tròn khác cột chữ nhật ở điểm nào?
Cột tròn khác cột chữ nhật ở chỗ là hình dáng, cách bố trí thép dọc.
Cột tròn chịu lực nén từ trong ra ngoài.
Câu 11: Trình tự thiết kế công trình?
– Chọn thiết kế tiết diện các bộ phận kết cấu.
– Lập sơ đồ tính toán khung liên kết.
– Xác định các loại tải trọng tác dụng lên kết cấu. Sắp xếp các loại tĩnh tải và hoạt tải.
– Tính toán nội lực cho từng loại tải trọng và tổ hợp nội lực.
+ Tổ hợp cơ bản.
+ Tổ hợp đặc biệt.
– Tính toán các loại cốt thép chịu lực, kiểm tra hàm lượng và thống kê vật liệu.
Câu 12: Tại sao cần phải bảo dưỡng bê tông?
Để cung cấp nước đảm bảo quá trình thuỷ hoá xi măng khi bê tông tăng cường độ.
Tránh bê tông bị trắng mặt, rỗ mặt.
Câu 13: Tại sao đổ bê tông thương phẩm độ sụt cao hơn bê tông thủ công?
Bê tông thương phẩm dùng bơm và có thùng chứa nên có độ sụt cao hơn để có tính linh động dễ hơn. Ngoài ra bê tông thương phẩm phải vận chuyển từ nhà máy đến nên yêu cầu lâu đông kết hơn là bê tông trộn tại chỗ.
Câu 14: Tại sao trong đài không bố trí cấu tạo cốt thép?
Do bê tông trong đài lớn đủ chịu lực cắt.
Câu 15: Cách xác định chiều cao đài móng?
Từ điều kiện đâm thủng không kể thép, hđài, 2d (d: đường kính đài cọc).
Câu 16: Thế nào là trạng thái cân bằng giới hạn?
Trạng thái số khớp dẻo xuất hiện làm cho kết cấu trở thành hệ tĩnh định.
Trạng thái giới hạn là trạng thái ứng với kết cấu không còn khẳ năng chịu lực vì không còn điều kiện trên đặt ra cho nó như điều kiện cường độ, độ ổn định, mỏi.
Câu 17: Tác dụng cốt thép cấu tạo, cốt giá?
Giữ ổn định cho thép dọc chịu lực khi đổ bê tông và sự co ngót tự nhiên trong bê tông.
Bị đầm cao? 70 (cm), bề rộng lớn thì cốt giá còn giảm sự phình nở bê tông ở giữa tiết diện dầm, đồng thời giữ ổn định cho cốt đai.
Câu 18: Ý nghĩa đoạn neo cốt thép?
Đảm bảo lực dính giữa bê tông và cốt thép cho kết cấu làm việc.
Câu 19: Khi nào tính toán theo sơ đồ khớp dẻo và sơ đồ đàn hồi?
– Sơ đồ đàn hồi: là sơ đồ mà vật liệu còn làm việc trong miền đàn hồi. Khi tính toán theo sơ đồ đàn hồi thì nội lực trong kết cấu không có sự phân phối lại khi chịu lực.
– Sơ đồ khớp dẻo: là sơ đồ mà vật liệu làm việc khi xuất hiện các khớp dẻo. Khi tính toán theo sơ đồ biến dạng dẻo thì có sự phân bố lại nội lực.
+ Sàn nhà công nghiệp và sàn nhà dân dụng bình thường tính theo sơ đồ biến dạng dẻo để tiết kiệm vật liệu.
+ Sàn nhà chịu tải trọng động hoặc trong mội trường dễ bị ăn mòn nên tính theo sơ đồ đàn hồi (sàn WC, panel).
– Nguyên lý:
+ Sơ đồ đàn hồi A? 0,42.
+ Sơ đồ biến dạng dẻo A? 0,3.
Câu 20: Chọn tiết diện dầm dựa vào yếu tố nào?
– Độ mảnh cột nhà;
– Tải trọng tác dụng;
– Điều kiện độ võng cho phép.
Câu 21: Tại sao phải khống chế hàm lượng? max? min?
Min là hàm lượng tối thiểu để cốt thép chịu những ứng suất phụ do co ngót tự nhiên của bê tông.
Max là trị số khống chế cốt thép không để nhiều quá gây ra hiện tượng co cốt thép, cốt thép nhiều sẽ cản sự co ngót của bê tông, gây nứt cho bê tông, đồng thời để tận dụng hết khả năng làm việc của hai loại vật liệu này.
Câu 22: Vẽ các mặt bằng của kết cấu để làm gì?
Để xác định tải trọng truyền lên dầm khung, xác định vị trí dầm khung chịu lực của từng sàn.
Câu 23: Ô bản panel tính toán võng như thế nào?
f =f1 – f2 + f3
f1: độ võng do toàn bộ tải trọng tác dụng ngắn hạn.
f2: độ võng do tải trọng dài hạn tác dụng ngắn hạn.
f3: độ võng do tải trọng dài hạn tác dụng dài hạn.
Câu 24: Tại sao hoạt tải phải đặt lệch tầng, lệch nhịp?
Hoạt tải xếp lệch tầng, lệch nhịp cho được trị số mômen dương ở dầm lớn nhất là bất lợi nhất.
Hoạt tải đặt lệch tầng, lệch nhịp phản ánh gần sát với thực tế về điều kiện sử dụng.
Không có trường hợp hoạt tải chất toàn khung vì như vậy không phản ánh điều kiện sử dụng thực tế.
Câu 25: Ưu nhược điểm bản thang có cốn và không có cốn?
Bản thang có cốn nhịp tính toán ngắn (giữa cốn).
Bản thang không có cốn nhịp tính toán là hai đầu liên kết, dài hơn nên cần chú ý võng. Do đó bản không có cốn sẽ có độ võng nhiều hơn và bất lợi hơn.
Câu 26: Tác dụng của cốt đai trong cột?
Cốt đai trong cấu kiện chịu nén có tác dụng giữ ổn định cho cốt dọc chịu nén. Cốt đai cũng có tác dụng chịu lực cắt. Người ta chỉ tính tới cốt đai khi cấu kiện chịu lực lớn còn thông thường thì bố trí theo cấu tạo.
Câu 27: Xác định gió nội và gió ngoại khác nhau như thế nào?
– Gió nội: là gió sinh ra bê trong lòng công trình do sự chênh lệch áp lực nhiệt và áp lực khí động? bốc mái.
– Gió ngoại: là gió từ bên ngoài tác động trực tiếp lên bề mặt ngoài kết cấu? sinh ra mômen cho khung làm uốn cột.
Câu 28:Khi nào thì dùng sàn panen, khi nào thì dúng sàn toàn khối?
Sàn panen được dùng cho mặt bằng có kích thước chuẩn, có điều kiện thi công cơ giới, thường dùng trong các nhà công nghiệp.
Sàn toàn khối được dùng cho các loại nhà có mặt bằng không theo một qui tắc nhất định, nhỏ, hoặc các nhà có yêu cầu đặc biệt, dùng trong nhà dân dụng.
Câu 29: Trong nhà làm việc theo một phương và hai phương, kích thước cột làm việc như thế nào cho hợp lý?
Chọn kích thước cột chữ nhật (vuông) kích thước cạnh lớn theo phương mômen lớn nhất hoặc để an toàn ta có thể chọn cột vuông kích thước lấy theo mômen lớn nhất.
Câu 30: Tại sao khi tính toán phải tính gió theo phương vuông góc với trục nhà?
Vì khi tính vuông góc với trục nhà tải gió sẽ lớn nhất, nếu tính nghiêng một góc a thì tải trọng gió phải nhân thêm cosa (mà cosa thường nhỏ hơn 1)? Áp lực gió sẽ nhỏ.
Câu 31: Khi tính toán nhà cao tầng trên nền đất yếu, tránh dao động bằng cách nào?
Các dao động nếu đến từ bên ngoài thì ta tiến hành cách ly nền móng với khu vực có dao động (đào mương, rãnh…)
Khi tính theo sơ đồ phẳng thì ta chọn phương nào nguy hiểm nhất để tính khung, móng thường là phương ngắn, cấu tạo thép sao cho chịu được tải trọng nguy hiểm nhất theo phương đó.

Câu 32: Hãy nêu quan niệm cấu tạo dầm móng?
Ở những nơi đất không đồng nhất, để tránh lún không đều nên tăng cường độ bằng cách làm sườn dọc (dầm móng). Về cấu tạo dựa trên sơ đồ tính, phương pháp tính, khả năng làm việc, phương làm việc của kết cấu, quan niệm tính toán, tuy nhiên phải tuân theo các qui phạm.
Câu 33: Sê nô có ảnh hưởng như thế nào đến nội lực của khung? Giải quyết conson như thế nào khi giải khung bằng máy?
Sê nô làm cho mômen trong khung tăng lên mômen âm ngay gối và mômen cột.
Khi giải khung bằng máy consol trong khung ta qui về mômen đặt tại nút khung của conson hoặc có thể xem conson là một phần tử giới hạn giữa hai nút.
Câu 34: Hãy nêu lí do thay đổi kích thước cột?
Lý do để thay đổi kích thước cột là: tiết kiệm vật liệu, tiết diện hợp lý với tải trọng, theo yêu cầu kiến trúc.
Câu 35: Có thể thay đổi mác bê tông mà giữ nguyên kích thước cột được không?
Phải tính lại vì hàm lượng cốt thép cũng sẽ thay đổi theo.
Câu 36: Khi tính gió nếu mặt đón gió so le thì có xem là phẳng được không?
Tính gió nếu mặt đón gió so le thì có thể xem là phẳng được, vì khi tính tải trọng gió tác dụng vuông góc lên bề mặt công trình khi công trình cao? 40 (m) thì xét đến gió động.
Câu 37: Khi thay đổi tiết diện dầm, nếu tính theo trục của dầm chính (lớn) thì dầm nào không an toàn?
Dầm consol, và dầm nhỏ.
Câu 38: Cách tính chỗ giao nhau giữa hai khung?
Tính theo phương ngang, phương dọc sau đó lấy nội lực lớn nhất đặt chỗ giao nhau.
Cột đặt trên dầm thì cột truyền lực lên dầm.
Câu 39: Liên kết giữa móng và kết cấu bên trên dùng liên kết gì?
Khi liên kết giữa móng và kết cấu bên trên thì ta dùng liên kết ngàm.
Câu 40: Hãy cho biết sự khác nhau giữa khung cứng và vách cứng?
Khung là một hệ dầm cột chịu nội lực do tải trọng công trình và tải trọng gió gây ra.
Vách cứng là vách chịu nội lực do tải trọng gây ra.
Phương pháp tính khung và vách cứng:
+ Phương pháp chuyển vị: phương pháp tính bằng máy.
+ Phương pháp lực.
Quan niệm tính:
+ Tính theo sơ đồ đàn hồi (trạng thái 1).
Tại sao chon phương pháp khanzi?
Chọn phương pháp khanzi vì tính toàn đơn giản, ưu điểm nổi bật là nó có thể tự động khử được những sai lầm trong tính toán (thực hiện phép lập)? Bản chất nó là phương pháp chuyển vị.
Câu 41: Tại sao dầm dọc và dầm ngang không gia cường thép? Tại sao phải đặt đai dày?
Dầm dọc và dầm ngang không gia cường thép vì thường tải trọng nhỏ, không chịu lực chính.
Đặt đai dày để tránh phá hoại theo tiết diện nghiêng (hay còn gọi là chống cắt).
Đai gia cường từ gối đến lực tập trung đầu tiên đặt trong khoảng là L/4.
Câu 42: Hãy nêu phương pháp tính cầu thang?
Khi tính cầu thang tính theo dầm đơn giản (hai đầu là khớp). Quan niệm tính theo sơ đồ đàn hồi (hay nói cách khác phương pháp tính cầu thang theo kết cấu hệ tĩnh định).
Câu 43: Nêu tác dụng của khe nhiệt và khe lún?
Tác dụng của khe nhiệt là làm cho kết cấu không bị biến dạng khi nhiệt độ thay đổi. Khe nhiệt tính từ mặt móng lên đến hết mái (phần ngầm coi như không bị biến dạng do nhiệt).
Tác dụng của khe lún là làm cho kết cấu không bị biến dạng khi lún. Khe lún tính từ đáy móng đến hết mái).
Câu 44: Đối với nhà cao tầng khi có tải trọng gió thì có kể đến chuyển vị không?
Đối với nhà cao tầng khi có tải trọng gió thì phải kể đến chuyển vị.
Để lợp ngói trên cao ta phải dùng máy vận thăng, cần cẩu,…
Để giữ ngói không bay ta phải tránh để gió nội bốc mái.
Câu 45: Khi nào dùng liên kết cứng, khi nào dùng liên kết khớp?
Dùng liên kết cứng khi kết cấu là một hệ siêu tĩnh.
Dùng liên kết khớp khi kết cấu là một hệ tĩnh định.
Câu 46: Dùng móng cọc giải quyết vấn đề gì là chủ yếu?
Hạn chế được biến dạng lún có trị số lớn, biến dạng không đồng đều của nền, đảm bảo ổn định khi có tải trọng ngang tác dụng, rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm được vật liệu trong thi công.
Câu 47: Ép cọc khi nào không cần ép tĩnh?
Khi công trình ở ngoại vi thành phố không ảnh hưởng đến xung quanh.
Câu 48: Xác định móng trên nền đất, đá khác nhau như thế nào? Khi nào phải thiết kế móng băng theo hai phương?
Xác định móng trên nền đất dựa vào tải trọng tiêu chuẩn tính toán theo trạng thái giới hạn II biến dạng (độ lún).
Xác định móng trên nền đá là dựa vào tải trọng tính toán, kiểm tra theo trạng thái giới hạn cường độ (không cần tính lún).
Khi tải trọng lớn, nền đất yếu thì ta thiết kế móng băng theo hai phương.
Câu 49: Nhà nhiều tầng trên nền đất yếu tránh dao động bằng cách nào?
Khi tính toán ta chon trường hợp bất lợi nhất, hệ số an toàn cao? Không kinh tế.
Cách ly công trình với những giao động do tác động ngoài.
Khi tính theo sơ đồ phẳng thì ta chọn phương nào có dao động lớn nhất để tính.
Câu 50: Khi tính móng hộp dựa vào vấn đề gì?
Khi tính móng hộp dựa vào biểu đồ nội lực của kết cấu mà tính.
Câu 51: Khi chon tiết diện cọc dựa trên cơ sở nào? Tại sao? Trình tự thiết kế cọc?
Chọn tiết diện cọc dựa trên chiều sâu chôn cọc (chiều dài cọc), công suất thiết bị vận chuyển và móng cọc. Ngoài ra chiều dài tiết diện, cường độ vật liệu và cốt thép dọc có quan hệ chặt chẽ với nhau.
*Giải thích tại sao:
Trình tự thiết kế cọc sau khi xác định tải trọng truyền xuống móng.
+ Chọn vật liệu làm cọc và kết cấu móng.
+ Chọn chiều sâu đặt đài cọc dựa vào điều kiện địa chất.
+ Xác định sức chịu tải của cọc.
+ Xác định sơ bộ kích thước đài cọc.
+ Xác định số lượng cọc (lúc này tải trọng phải kể thêm đất phủ trên đài và đài cọc).
+ Cấu tạo và tính toán đài cọc.
+ Kiểm tra lực tác dụng lên cọc phải nhỏ hơn sức chịu tải của cọc.
+ Kiểm tra lực tác dụng lên nền đất.
+ Kiểm tra độ lún của móng cọc.
+ Xác định độ chối thiết kế của cọc.
+ Kiểm tra cọc khi vận chuyển và cẩu lắp.
Câu 52: Phương pháp đóng cọc và cọc khoan nhồi khác nhau như thế nào?
+ Đóng cọc: dùng máy ép hoặc đóng xuống nền đất.
+ Khoan nhồi: khoan lấy đất lên tạo lỗ, sau đó đặt cốt thép và đổ bê tông.
Câu 53: Dùng cách nào để kiểm tra độ sâu cọc?
Trước khi đóng cọc trên cọc ta vạch những mực thước sâu, khi đóng nhìn vào kiểm tra.
Câu 54: Cọc đóng từ trong ra ngoài hay từ ngoài vào trong?
Khi đóng cọc thì ta đóng cọc theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài.
Câu 55: Khi nào cần tính độ chối?
Khi cần kiểm tra khả năng chịu tác dụng của tải trọng công trình (nếu độ chối thực tế nhỏ hơn độ chối thiết kế thì cọc có khả năng chịu được tác dụng của tải trọng).
Nếu độ chối thực tế lớn hơn độ chối thiết kế thì cần bổ sung hoặc thiết kế lại cọc trong móng.
Câu 56: Làm thế nào để biết cọc chịu uốn?
Khi tải trọng ngang rất lớn.
Khi thi công cọc ép, nối cọc theo phương pháp hàn bản thép nối với bản thép chờ sẵn và định vị bằng cọc tim chờ sẵn.
Áp lực ép chọn bằng 1,3? 2 lần sức chịu tải tính toán của cọc là hợp lý.
Dùng đai xoắn nhằm tăng cường khả năng chịu chấn động khi đóng cọc, đại này chịu lực tốt nhưng thi công khó.
Câu 57: Cọc dưới vách cứng và dưới móng có khác nhau không?
Không khác nhau vì cách làm việc của cọc như nhau.
Móng được xem là tuyệt đối cứng: là khi móng hoàn toàn không chịu uốn (móng cứng là móng chịu uốn rất ít hay nói cách khác là rất nhỏ).
Câu 58: Tại sao bố trí cốt thép đều trong cọc? Tại sao đầu cọc phải đặt cốt đai dày?
Bố trí thép đều trong cọc là vì khi cẩu lắp có mômen âm và dương? Chịu được cả hai.
Đầu cọc đặt cốt đai dày nhằm tăng khả năng chịu tải khi đóng (tải trọng cục bộ)? Tránh vỡ đầu cọc.
Câu 59: Móng băng khi tính toán nguyên hệ và chia ra thành các phần khác nhau thì cách nào là hợp lý và kinh tế?
Móng băng khi tính nguyên hệ thì hợp lý hơn và kinh tế hơn.
Điều kiện để bỏ đầu thừa của móng băng là:
+ Ngay tại các khe lún
+ Ngay tại cột đầu tiên (do M = 0)
+ Thi công cổ cột móng băng trên một khối không bị nứt.
Câu 60: Móng băng và móng đơn có gì khác nhau? (ưu, khuyết điểm, giá thành, độ ổn định).
Căn cứ vào hồ sơ địa chất (hố khoan, tính chất cơ lý của đất).
Căn cứ vào cao độ qui hoạch của khu và cao độ thiết kế của công trình.
Câu 61: Hãy nêu sự khác nhau giữa móng băng và móng kép?
Móng băng là móng có sườn, tải trọng phân bố trên chiều dài sườn (phản lực nền).
Móng kép là móng không có sườn, bản chịu lực, tải trọng tác dụng tập trung giống như móng đơn.
Câu 62: Khi tính biến dạng nền phải chấp nhận giả thiết gì?
Độ lún tính toán Stt? [S]
?S? [?S]
Câu 63: Vị trí và dầm giằng phải bố trí như thế nào đối với khung bên trên và móng bên dưới cho hợp lý?
Dầm giằng bố trí ngay tại mối nối giữa cốt thép dọc của cột và thép chờ của cột chôn sẵn trong móng, chỗ nối thép này được chọn ở nơi thuận tiện cho thi công có thể ở ngay mặt móng hoặc có thể ở mặt nền nhà.
Câu 64: Hãy nêu sự khác nhau giữa lún và lún lệch?
Lún là độ biến dạng của nền đất khi chịu tải trọng.
Lún lệch là sự chênh lệch độ biến dạng của nền móng khi chịu tải trọng.
Lún lệch nguy hiểm hơn nó sẽ gây phá hoại kết cấu công trình.
Câu 65: Lực cắt khác với lực xuyên thủng như thế nào?
Lực cắt là nội lực của kết cấu sinh ra do ứng suất tiếp trong quá trình chịu tải.
Xuyên thủng là lực dọc (nội lực) sinh ra do ứng suất kéo chính.
Câu 66: Căn cứ vào cơ sở nào để chọn lớp đất đắp? Lớp đất gia tải?
Nếu là cọc đầu tiên thì nhổ lên rồi khoan mổi cho qua khỏi lớp đó sau đó đóng đủ độ sâu theo thiết kế.
Nếu là cọc thử thì ta đập bỏ đầu cọc coi như đến đó là đạt và đóng tiếp cho cọc hàng kế.
Nếu hàng nào cũng vậy (thường 2 ? 3 hàng) phải xem xét tính toán lại.
Câu 67: Thế náo là nền WRINKLER? ưu và khuyết điểm?
Nền WRINKLER là phương pháp hệ số nền giả thiết là tại mỗi điểm ở mặt đáy móng của dầm trên nền đàn hồi, cường độ của tải trọng (R) tỷ lệ bậc nhất với độ lún (độ lún này bằng độ võng của dầm s = y) như vậy R, C, Y, (X) với C là hệ số nền.
+ Nền WRINKLER còn gọi là nền đàn hồi biến dạng cục bộ.
+ Mô hình là dãy vô số lò xo làm việc độc lập với nhau.
– Ưu điểm:
Đơn giản, tiện dụng trong tính toán, thiết kế gần đúng với thực tế được dùng ở những nền đất yếu, rất yếu.
– Nhược điểm:
Không phản ánh được tính phân phối hay liên hệ được của đất nền vì đất có tính ma sát trong nền khi chịu trọng tải cục bộ thì đất có thể lôi kéo hay gây ra lún vùng lân cận ( ngoài phạm vi đặt tải ) cùng làm việc chung.
+ Khi nền đất đồng nhất thì trọng tải phân bố đều liên tục trên dầm, theo mô hình này dầm sẽ lún đều và biến dạng nhưng thực ra khi trọng tải tác dụng phân bố đều thì dầm vẫn bị uốn ( võng ) ở giữa nên ảnh hưởng xung quanh nhiều hơn như vậy sẽ lún nhiều hơn ở đầu dầm.
+ Khi móng tuyệt đối cứng, tải trọng đặt đối xứng thì móng sẽ lún đệu theo mô hình này như vậy ứng suất đáy mong sẽ phân bố đều nhưng theo đo đạc thực tế thi ứng suất phân bố không đều.
+ Hệ số nền C có tính chất qui ước không rõ ràng, C không phải là một hằng số.
Câu 68: Tại sao khi móng cọc đài cao? Đải thấp? Cách kiểm tra xuyên thủng?
Tính móng cọc đài cao khi công trình nằm ở nơi đất thấp, nhiều nước khó thi công đài, cần phải thi công nhanh, gấp rút móng.
Tính móng cọc đài thấp khi công trình nằm ở những nơi đất cao, mực nước ngầm sâu, tuy nhiên vật liệu và tải trọng nhiều nhưng bù lại thì móng cọc đài thấp ổn định hơn.
+ Kiểm tra xuyên thủng:
Nếu cọc nằm trong phạm vi hình tháp ép lõm thì không cần kiểm tra.
Nếu kiểm tra thì Pct < 0,752.k1.h.b.
Câu 69: Khi đóng cọc gặp phải một lớp đất hay một lớp nào khác mà cọc không thể vượt qua thì phải xử lý như thế nào?
Móng đơn thiết kế thi công đơn giản, giá thành rẻ nhưng chỉ sử dụng được cho những công trình có tải trọng nhỏ, nền đất tương đối tốt.
Móng băng tính toán thi công phức tạp hơn, giá thành cao? Ổn định hơn sử dụng cho những công trình có tải trọng tương đối lớn, nền đất yếu.
Câu 70: Tại sao khi thiết kế móng băng thường chọn bản móng nằm dưới, dầm móng nằm trên?
Khi tính móng băng ta tính như dầm chư T cho nên đối với trường hợp tính trên mô hình WRINKLER thì ngay chân cột đáy móng chịu kéo, ngay giữa nhịp đáy móng chịu nén do đó ta thiết kế bản móng nằm dưới (cánh chữ T nằm trong vùng chịu nén) sẽ tiết kiệm vật liệu hơn và tăng cường độ chịu nén của kết cấu hơn, hợp lý hơn.
Đà móng nằm trên là do mặt trên đà chịu kéo mà bê tông không tính cho chịu kéo nên về mặt cường độ có giá trị tiết như tiết diện chữ nhật (bxh) nên bố trí như vậy là hợp lý về mặt tính toán và biểu đồ sẽ tiết kiệm được vật liệu.
+ Chú ý: Khi thiết kế móng băng mà bản móng nằm trên, dầm móng nằm dưới là dựa vào biểu đồ nội lực của kết cấu, khi toàn bộ kết cấu chịu kéo? Tiết diện làm việc là (bcxli không phải là (b x h).
+Chú ý khi giải FEAP
– Đối với conson: người ta đưa về dạng một lực tập trung và một mô momen tại ngay nút conson (mục đích để giảm bớt số nút phần tử, đơn giản tính toán, nhưng nếu để nguyên cũng được).
– Đối với các liên kết biên: tải tại nút các liên kết biên, chỉ đặt được theo các phương tự do, còn các phương bị khoá thì không đặt được.
Ví dụ: Liên kết biên là ngàm tại nút không đặt tải P và M được.
Liên kết biên là gối cố định thì tại nút không đặt tải P được nhưng M thì được.
Liên kết biên là gối di động thì tại nút không đặt tải P theo phương Y được, nhưng theo phương X và M thì được.
Câu 71: Thép móng và thép sàn là thép chịu uốn hay chịu cắt?
Thép móng và thép sàn là thép chịu uốn.
Khoảng cách <20(cm) khi chiều dày bản h? 10(cm).
Khoảng cách <15(cm) khi chiều dày bản h?15(cm).
Để dễ đổ bê tông thì khoảng cách cốt thép không được nhỏ hơn 7(cm).
Số lượng cốt thép phân bố không ít hơn 10%,cốt thép chịu lực thường sử dụng ỉ8.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây