Trang chủ Chuyên ngành đường Bài giảng đường đô thị cô Tuyết Mai

Bài giảng đường đô thị cô Tuyết Mai

2018
0

Mời các bạn đọc tài liệu Bài giảng đường đô thị cô Tuyết Mai – Giảng viên trường Đại học xây dựng Hà Nội.

Bài giảng gồm có 6 chương với nội dung bám sát giáo trình đường đô thị của trường Đại học xây dựng Hà Nội.

Bài giảng đường đô thị cô Tuyết Mai

Chương 1: Khái niệm chung về đường đô thị

1. Một số khái niệm

Đô thị: là điểm dân cư tập trung, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng đô thị thích hợp và có quy mô dân số thành thị tối thiểu là 4.000 người (đối với miền núi tối thiểu là 2.800 người) với tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu là 65%. Đô thị gồm các loại: thành phố, thị xã và thị trấn.

– Đường đô thị

– Đường phố

Đường ôtô (trong đô thị):đường cao tốc, đường quốc lộ, đường vận tải nối giữa các xí nghiệp, kho tàng, bến bãi ….

2. Các bộ phận của đường đô thị

– Phần xe chạy

– Hè phố

– Các công trình thoát nước ở nền, mặt đường như rãnh biên, cống thoát nước, giếng thăm, giếng thu nước mưa trên đường phố…

– Dải cây xanh

– Các thiết bị giao thông

– Nút giao thông và quảng trường

– Điểm đỗ xe, bãi để xe

– Các thiết bị dọc phố trên mặt đất: cột điện, hòm bưu điện, hộp điện thoại, thùng rác…

– Các công trình ngầm
3. Đặc điểm của đường đô thị
– Có nhiều chức năng khác nhau
– Có nhiều bộ phận khác nhau
– Tính chất giao thông trên đường phức tạp
– Lưu lượng người rất lớn
– Nhiều điểm giao cắt (nút giao thông)
– Có nhiều công trình xây dựng 2 bên đường, trong phạm vi đường cũng có nhiều công trình xây dựng.
– Sự phân bố giao thông khác nhau nhiều theo thời gian
– Yêu cầu cường độ cao, mỹ thuật, … cao hơn đường ô tô
– Vậy xây dựng khó khăn, tốn kém.
4. Phân loại và phân cấp đường đô thị
4.1. Phân loại đường phố

Bài giảng đường đô thị cô Tuyết Mai

4.2. Phân cấp kĩ thuật đường đô thị

Bài giảng đường đô thị cô Tuyết Mai

Chỉ giới xây dựng và đường đỏ:

Bài giảng đường đô thị cô Tuyết Mai

Bài giảng đường đô thị cô Tuyết Mai

Chương 3: Nguyên tắc thiết kế

1. Nguyên tắc thiết kế
– Nguyên tắc là tuyến đường đô thị đã được xác định trong quy hoạch GTVT đô thị
– Phải đảm bảo thiết kế phối hợp hài hòa ngoại tuyến, nội tuyến
– Phải đặc biệt chú ý đến các điểm khống chế
– Đưa ra các phương án tuyến trên bình đồ: trên cao, dưới thấp, quy mô lớn nhỏ…
– Đối với tuyến quan trọng: tuyến phải thẳng, kiến trúc phải phù hợp với cảnh quan xung quanh, quảng trường, lâu đài, di tích lịch sử…
– Đối với những tuyến đường không quan trọng khác thì tùy thuộc vào đặc điểm địa hình và tính chất phục vụ của con đường.

Các bạn download tài liệu Bài giảng đường đô thị cô Tuyết Mai đầy đủ tại đây:

https://www.mediafire.com/?kmcfcm5n1pe47

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây